Phương pháp dạy trẻ kém tập trung là một trong những chủ đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Việc kém tập trung ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập cũng như sự phát triển não bộ của của trẻ. Vì vậy, không ít ba mẹ đau đầu, mất phương hướng trong cách xử lý. Qua bài viết dưới đây, KidsUni sẽ chia sẻ đến ba mẹ những thông tin đầy đủ nhất và các phương pháp khoa học nhất để giải quyết tình trạng này nhé!
Tình trạng này cũng không hiếm và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tập trung còn được xem là một kỹ năng, do đó trẻ nhỏ cần được dạy kết hợp rèn luyện thường xuyên từ nhỏ. Tuy nhiên, ba mẹ hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này dễ dàng nếu vận dụng đúng những phương pháp dạy trẻ kém tập trung được tổng hợp sau đây.
Những biểu hiện của trẻ mất tập trung
Hiện nay có 2 dạng kém tập trung phổ biến như sau:
Kém tập trung thông thường: Ở dạng này các bé sẽ có những biểu hiện như
- Trẻ hay tò mò nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì rất nhanh chán và có xu hướng bỏ ngang nên khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành.
- Dễ bị phân tâm, không thể ngồi yên, liên tục đánh mất các vật dụng, có vấn đề khi làm theo hướng dẫn bắt nguồn từ việc không lắng nghe.
- Trong học tập, các hoạt động sinh hoạt hay ngay cả lúc ăn uống trẻ mơ màng, trông rất thiếu sức sống, quay ngang quay dọc và làm những động tác thừa thãi,…
- Quá trình tiếp thu kiến thức rất hay quên trước quên sau, gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin
- Trẻ còn có biểu hiện rõ nét sự mất kiên nhẫn, hiếu động quá mức, đôi khi hơi bốc đồng và sinh ra các hành vi thiếu chuẩn mực.
Trẻ kém tập trung thường uể oải, mệt mỏi, nhanh chán
Kém tập trung bệnh lý
Trong y học, kém tập trung được xem là một bệnh lý xuất hiện nhiều ở nam chiếm tỷ lệ cao gấp 3 đến 4 lần so với các bé gái và được chia thành 2 loại như sau:
– Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD): nghĩa là chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, cứ khoảng 100 bé sẽ có 3 đến 4 trẻ mắc phải hội chứng này, tỷ lệ tầm 3%. Biểu hiện của tình trạng này cụ thể như: Bé thiếu kiên nhẫn, bốc đồng và hiếu động thái quá. Đặc biệt, trẻ thường xuyên bị phân tâm, không tập trung hoàn thành công việc dẫn đến kết quả công việc không cao
– Attention Deficit Disorder (ADD): cũng là chứng rối loạn giảm tập trung nhưng biểu hiện không rõ và nhẹ hơn ADHD. Thay vào đó, trẻ không chú ý lắng nghe khi nói trực tiếp, dễ phân tâm, tránh xa, không thích hoặc không muốn tham gia vào các hoạt động đòi hỏi phải duy trì sự nỗ lực tập trung trong một khoảng thời gian dài,…
Một số tác nhân khiến trẻ mất tập trung
Với trẻ kém tập trung thông thường các nguyên nhân khiến trẻ kém tập trung chủ yếu do các yếu tố sau:
Bắt nguồn từ bệnh lý
– Do thể trạng của bé yếu: Khi thể chất không khỏe nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất hoạt động, cụ thể nếu trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng hay là thừa cân béo phì đều tác động ít nhiều đến khả năng tập trung.
– Trẻ mắc các bệnh về tâm lý: ví dụ như những lúc căng thẳng, lo lắng, sợ hãi thì cũng dễ hiểu việc trẻ khó tập trung vào việc ở hiện tại.
– Các bệnh di truyền: Nhiều nghiên cứu từng chỉ ra rằng trẻ em kém tập trung có nguyên nhân từ di truyền, trong gia đình nếu Cha mẹ mắc hội chứng này khi sinh con có nguy cơ cao cũng giống vậy.
Mất tập trung tạm thời bởi các yếu tố thông thường
– Thiếu động lực: Do những việc đó khiến trẻ chán ghét, không tạo được sự hứng thú làm trẻ chán nản, bỏ bê.
– Trẻ suy nghĩ tiêu cực: Có thể nhận quá nhiều sự chê bai, trách móc từ người lớn mà khiến bé nảy sinh những suy nghĩ, hành vi tiêu cực và không muốn tập trung làm việc đó nữa.
– Do xung quanh có nhiều thứ hấp dẫn làm trẻ phân tâm, gây xao nhãng.
– Môi trường xung quanh có quá nhiều thứ hấp dẫn khiến trẻ bị phân tâm. Đặc biệt là các thiết bị điện tử như điện thoại di động, Ipad, tivi,… Ánh sáng xanh của các thiết bị này có thể phá vỡ nhịp sinh học, cản trở giấc ngủ. Đồng thời, tia bức xạ từ thiết bị này làm giảm khả năng phát triển não bộ, hình thành thói quen tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
– Cường độ ánh sáng quá cao hoặc quá thấp, tiếng ồn quá lớn hay bị người khác quấy rầy.
– Chế độ dinh dưỡng thiếu nhiều chất quan trọng như sắt, kẽm, vitamin,…và thời gian nghỉ ngơi không đảm bảo, thiếu ngủ làm trẻ không đủ năng lượng tập trung tiếp thu kiến thức, luôn mệt mỏi, uể oải trong lớp học.
– Được nuông chiều nên trẻ thiếu sự kỷ luật, hoặc do còn nhỏ nên chưa quen với các nguyên tắc, quy định, không được rèn giũa nghiêm khắc dễ bỏ cuộc giữa chừng.
Trẻ giảm khả năng tập trung do lạm dụng thiết bị điện tử
5 phương pháp dạy trẻ tập trung mà mẹ nên biết !
Sau khi đã nắm được nguyên nhân, việc quan trọng bây giờ là lựa chọn giải pháp dạy trẻ tập trung, kỹ năng cơ bản mà trẻ nhỏ cần được trau dồi từ sớm.
Chia nhỏ nhiệm vụ, giải quyết từng việc
Trẻ nhỏ thường gặp khó khăn và chán nản khi bắt chúng giải quyết một vấn đề, một chương trình học tập nào đó quá rộng lớn. Do đó, bạn nên chia nhỏ thành từng phần để con dễ dàng hoàn thành cũng như tạo sự thôi thúc trẻ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kế đó.
Ví dụ, thay vì giao cho trẻ dọn dẹp cả căn phòng lớn thì bạn hãy bắt đầu yêu cầu bé vệ sinh tủ kệ bên trong trước, rồi xếp áo quần, lau chùi sàn, dọn giường,…Sau khi mỗi công việc hoàn tất nên dành lời khen hay một phần thưởng nho nhỏ để bé được tiếp thêm động lực và bạn lại tiếp tục bàn giao nhiệm vụ mới.
Tạo một môi trường yên tĩnh
Ba mẹ nên bố trí cho con một không gian riêng, phù hợp với độ tuổi. Đặc biệt cần lưu ý đến sở thích của trẻ cũng như bàn học nên được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, tránh để quá nhiều đồ đạc hay đồ chơi yêu thích dễ khiến trẻ xao động. Điều này giúp trẻ hạn chế việc trẻ bị phân tâm bởi các chi tiết nhỏ và khiến trẻ thoải mái hơn khi học tập.
Xem thêm các sản phẩm bàn học thông minh tại: https://kidsuni.vn/ban-hoc-thong-minh
Sắp xếp thời gian cân bằng giữa học và thư giãn hợp lý
Một trong những mẹo nhỏ được nhiều bậc phụ huynh áp dụng để dạy trẻ tập trung đó chính là điều chỉnh xen kẽ thời gian học và vui chơi thư giãn với nhau. Thời gian biểu hợp lý thường sẽ từ 45 phút đến 1 tiếng học bài thì cho con được đứng dậy vui chơi vận động bất cứ điều gì chúng thích, rồi nhắc bé quay lại bàn học như quy định sẽ giúp tăng độ tập trung của bé cao hơn.
Bởi khi não bộ thoải mái, cơ thể tránh trạng thái bị ù lì, giảm sự căng thẳng và tâm trạng tốt lên thì kéo theo quá trình học tập cũng vì thế trở nên hiệu quả hơn.
Luôn đồng hành cùng trẻ
Không có cách dạy hay phương pháp nào hiệu quả hơn việc Ba mẹ luôn “sát cánh” cùng con, dành thời gian để lắng nghe, tâm sự và trở nên thấu hiểu trẻ hơn. Chỉ cần nhiêu đó cũng khiến bé cảm thấy được tôn trọng, không ngại bày tỏ quan điểm hay những điều đang suy nghĩ. Và trẻ có thể tập trung hơn khi mọi vướng mắc được tháo gỡ.
Ngoài ra, thường xuyên tiếp xúc với cha mẹ sẽ giúp bé tự tin giao tiếp và tương tác khi bước ra xã hội, xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp.
Kết nối bài học với thứ trẻ thích
Đang trong độ tuổi mầm non, trẻ chưa nhận thức rõ ràng điều gì nên hay không nên làm. Sự mất tập trung nhiều khi bắt nguồn từ chính việc dạy dỗ của Cha mẹ chưa thực sự tạo được liên kết với những thứ chúng thích. Từ đó, con thường “né tránh” những buổi dung nạp kiến thức.
Cách giải quyết lúc này là bạn nên kết nối giữa hoạt động vui chơi nho nhỏ vào giờ học. Đơn giản như trẻ cảm thấy việc đọc sách khoa học, toán học, văn học quá khô khan thì thay vì bắt ép con phải xem hết sao bạn không thử đổi cuốn sách có chủ đề thú vị hơn mà con thích, với hình ảnh minh họa bắt mắt chẳng hạn để vừa tiếp thu được kiến thức mới vừa không làm con chán ghét. Như vậy, con có thêm động lực để tập trung học tập thật tốt và chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức.
Hy vọng qua những thông tin được KidsUni chia sẻ qua bài viết trên đây, sẽ giúp bạn hiểu được tường tận về lý do tại sao con mất tập trung, những dấu hiệu nhận biết và biết cách dạy con tập trung. Đây là tình trạng hoàn toàn có thể khắc phục nhưng nếu phụ huynh chủ quan sẽ mang lại nhiều rắc rối sau này, nhất là ảnh hưởng quá trình học tập và sự phát triển tư duy não bộ của trẻ mẹ nhé!
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.