Tập rèn luyện trí não và kích thích trẻ tư duy ngay từ khi còn nhỏ đang là bài toán nan giải của các mẹ. Ngay sau đây, KidsUni sẽ giải đáp các thắc mắc về các loại tư duy của trẻ và làm thế nào để rèn luyện trí não và kích thích tư duy cho trẻ.
Các đặc điểm tư duy ở trẻ
Việc tư duy cho trẻ mầm non vô cùng cần thiết, bởi đó còn là quá trình bé tư duy khám phá những thuộc tính mới, quan hệ mới, đối tượng mới mà trước đó trẻ từng biết đến. Quá trình tư duy này sẽ là quá trình tổng thể giữ lý thuyết và thực tiễn cuộc sống để giúp bé nhận thức được mọi thứ xung quanh.
Đặc biệt là ở mỗi một độ tuổi mầm non trẻ sẽ có những đặc điểm phát triển tư duy khác nhau.
Trẻ từ 1-3 tuổi
Các hoạt động về trực quan hành động đóng một vai trò lớn trong việc kích thích phát triển tư duy của trẻ. Tư duy trực quan hành động xuất hiện trong độ 1-3 tuổi. Ở giai đoạn này, bé đã có khả năng quan sát và đặc biệt trẻ sẽ có thói quen bắt chước, làm theo những hoạt động quan sát được. Đây có thể xem là tư duy nền tảng để não thiết lập hình ảnh và tạo ra các mối liên hệ, gọi là tư duy trực quan hình tượng.
Trẻ từ 3-6 tuổi
Trẻ chuyển từ tư duy trực quan hành động sang tư duy trực quan hình tượng. Qua thời gian dài quan sát và tiếp xúc với các đồ vật, trẻ dần hình thành những hình ảnh và ghi nhớ chúng. Muốn trẻ sử dụng thành thạo các dữ liệu đã nhớ thì các mẹ cần tạo ra nhiều hoạt động cho trẻ.
Ví dụ: khi trẻ chơi xếp hình, muốn ghép đúng phải qua nhiều lần thử và sai rồi mới thực hiện được.
Trẻ từ 5-6 tuổi
Khi trẻ bước sang độ tuổi 5-6, tư duy trực quan hình tượng phát triển hơn bởi vì bé đã tích luỹ nhiều hình ảnh và kinh nghiệm vì vậy bé sẽ sử dụng những gì mình ghi nhớ một cách dễ dàng.
Xem thêm: Bàn học thông minh, ghế chống gù dành cho học sinh
Các phương pháp phát triển tư duy cho trẻ
Rèn luyện sự quan sát và phân biệt cho trẻ
- Phân biệt các đồ vật: Cha mẹ đưa thông tin cho trẻ trước bằng cách vừa cho trẻ xem tranh ảnh của các đồ vật, con vật, các loại rau quả vừa miêu tả chúng rồi mới cho trẻ đoán tên và nhắc lại các đặc điểm của các đồ vật đó.
- Xếp hình tháp, lâu đài: Khi chơi trò chơi này, trẻ rèn luyện tư duy logic trong việc sắp xếp các hình khối với kích thước, màu sắc khác nhau để tạo nên một lâu đài. Ngoài ra, các mẹ hãy hỏi các con câu chuyện của những nhân vật sẽ sống trong lâu đài này với mục đích kích thích tư duy sáng tạo cho trẻ. Khi lắng nghe con kể chuyện, các mẹ lưu ý không nên đáng giá đúng sai, thay vào đó cần đặt ra những câu hỏi “vì sao?”.
- Ghép hình: Lựa chọn những bức tranh bé thích hoặc tranh về những con vật, sự vật xung quanh. Trò chơi này tạo điều kiện cho trẻ phân tích, đánh giá các mảnh ghép để ghép đúng.
- Đếm bậc thang: Kết hợp giữa việc vừa leo thang vừa đếm số, giúp trẻ nhớ số một cách nhanh chóng ngay từ nhỏ.
Rèn cho trẻ khả năng suy nghĩ thực tế từ khi 1-3 tuổi
Trẻ nhỏ giai đoạn này luôn hay đặt các câu hỏi, vì vậy cha mẹ sẽ thường phải đối mặt với hàng trăm câu hỏi “Tại sao” mỗi ngày. Khi đó thay vì cứ trả lời luôn đáp án mà con trẻ hỏi thì bố mẹ có thể cho bé 1 ví dụ thực tiễn để trẻ quan sát và từ đó trẻ nghiệm ra được câu trả lời. Phương pháp này vừa kích thích sự tư duy vừa là tiền đề quan trọng mà còn giúp con nhớ lâu hơn.
Đặt câu hỏi ngược với những câu hỏi của trẻ giúp bé suy nghĩ sâu
Ví dụ nếu con hỏi: “Bố ơi, đồ chơi này hỏng mất rồi thì sửa kiểu gì ạ?” Với những câu trả lời như: “Để đó tí bố sửa cho”, hoặc trách mắng bé vì đã làm hỏng đồ thì chúng ta hãy thử sử dụng việc hỏi ngược lại của con như : “Theo con, chúng ta nên làm gì với chúng?” Điều này khuyến khích trẻ học hỏi và suy nghĩ tìm ra giải pháp.
Rèn luyện trí tưởng tượng của trẻ
Nếu phụ huynh cùng con xem phim hay đọc truyện, khi đến đoạn cao trào hãy thử hỏi trẻ: “Con nghĩ diễn biến tiếp theo sẽ như thế nào? Và vì sao?” Điều này khuyến khích kích thích trẻ phát triển khả năng suy luận và lập luận. Bạn có thể thực hiện ở mọi trường hợp chứ không chỉ trong khi đọc sách hay xem phim.
Nếu cha mẹ cùng con đọc sách hoặc xem phim, hãy tạm dừng chương trình ở những khoảnh khắc quan trọng và hỏi trẻ “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao?” Điều này khuyến khích trẻ phát triển khả năng suy luận và đưa ra lập luận. Thậm chí bạn có thể thực hiện việc này ngày trong những bữa tiệc của gia đình, bạn có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ sâu sắc chỉ bằng cách hỏi những câu hỏi như “Con nghĩ bữa tiệc này có vẻ là một ý tưởng hay không? Tại sao? “
Kích thích khả năng tư duy sáng tạo bằng việc đọc sách
Cách hiệu quả nhất là thường xuyên tham gia vào hoạt động thúc đẩy tư duy sáng tạo sẽ là phương pháp giúp trẻ phát triển khả năng tư duy tối đa. Hãy tạo cho con thói quen đọc sách từ nhỏ, những hình ảnh, câu truyện ngắn… Cùng với thời gian đứa trẻ lớn lên, cha mẹ có thể tăng độ khó và tạo hứng thú cho con bằng các trò chơi như nối từ, điền vào chỗ trống….Bên cạnh đó nên khuyến khích trẻ tự tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh, hãy để bé được tự do vui chơi, tìm kiếm sự thú vị bằng khả năng quan sát của mình, tư duy sáng tạo của bé sẽ được nâng cao.
Phương pháp giáo dục tại trường học
Lựa chọn môi trường học cho con là điều cần thiết, nhà trường sẽ có những chương trình học phù hợp cho trẻ mầm non thông qua các phương pháp giáo dục giảng dạy. Bên cạnh đó là các hoạt động ngoại khóa, ngoài trời sẽ rèn luyện cho con khả năng tư duy sáng tạo và năng động hơn.
Nên cho bé làm thử các đề toán tư duy logic. Thông qua các bài toán tư duy sẽ giúp trẻ rèn luyện các kĩ năng sáng tạo, logic. Một số bài toán tư duy như đoán hình, ghi nhớ nhanh, sự thay đổi trong bức tranh… sẽ giúp bé phát triển tư duy tốt hơn.
Qua bài viết này, KidsUni hy vọng cha mẹ hiểu rõ hơn về các phương pháp kích thích khả năng tư duy cho trẻ để áp dụng dạy con thật tốt nhé!
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.