Dạy trẻ lớp 1 học toán là một trong những vấn đề quan trọng phụ huynh cần quan tâm. Ta nói việc học toán chính là bước đặt nền móng cho việc học tập và phát triển trí tuệ cho trẻ, Vậy làm thế nào để bé không gặp phải những khó khăn ngay từ những bước đầu tiên ? Hãy cùng KidsUni đi tìm hiểu cách dạy trẻ lớp 1 học toán nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé !
Trẻ lớp 1 sẽ gặp những khó khăn gì khi học toán ?
Bắt đầu bước chân vào môi trường tiểu học, trẻ đã phải thích ứng và làm quen với rất nhiều điều mới mẻ. Vì vậy, việc gặp khó khăn ở một môn học nào đó là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt là với môn toán, một môn học không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và thường được đề cập đến với những tính từ như "Khó nhằn" hoặc "Khô khan". Để có thể khắc phục được những khó khăn này, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu về những nguyên nhân và khó khăn dẫn đến việc tiếp cận với môn toán học của bé khá vất vả
Xem thêm: Bàn học thông minh, ghế chống gù dành cho học sinh
Toán học yêu cầu sự chính xác hoàn hảo của những con số
Khác với những môn thiên về khoa học xã hội, toán học là một môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên. Chúng đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối và chỉ có 2 kết quả là đúng hoặc sai. Điều này gây khó khăn cho trẻ khi phải tìm ra những con số chính xác. Ngoài ra, trẻ cần phải hướng đến sự chuẩn mực trong phương pháp giải
Trẻ bị kìm nén sự tự do, sáng tạo
Với phương pháp và giáo trình giảng dạy toán lớp 1 hiện nay của rất nhiều cơ sở giáo dục khiến trẻ gặp phải khó khăn này. Các bé buộc phải học toán theo những cách rất truyền thống và nhàm chán. Ở đó, trẻ không được lồng ghép và áp dụng tư duy sáng tạo của bản thân. Các bài tập, cách làm đều phải đáp ứng đầy đủ quy chuẩn của giáo viên và nhà trường đặt ra. Trong khi đó ở độ tuổi mầm non, bé được tự do và không chịu sự bó buộc nào.
Những áp lực về tâm lý
Áp lực về tâm lý đầu tiên trẻ có thể gặp phải là sự mệt mỏi và cảm thấy chán nản khi bắt đầu môn học. Ngay từ đầu, nếu tư duy của trẻ về toán học bị gò ép và đặt trong định nghĩa nhàm chán thì hiện tượng tâm lý này sẽ diễn ra và kéo dài rất lâu. Kèm theo đó, trẻ bị đặt nặng về điểm số. Vì kết quả trong toán học chỉ có đúng hoặc sai, điểm số mà trẻ nhận được cũng rất chặt chẽ và chính xác. Chính điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy thua kém, tự ti và dần trở nên sợ sệt sự trách phạt của cha mẹ,
Kiến thức được học chỉ là lý thuyết
Vấn đề này không chỉ trẻ lớp 1 thắc mắc, nó còn là câu hỏi được nhiều người lớn đặt ra, Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là do trong quá trình dạy toán, thầy cô không giải thích với học sinh ý nghĩa và sự vận dụng của toán học vào thực tế. Mọi người thường cho rằng những kiến thức toán học chỉ áp dụng cho 1 số ngành nghề về kĩ thuật, xây dựng, điện....Nên việc tập trung cho việc học rất khó. Ngay từ lớp 1, trẻ nên biết rằng học toán bắt đầu với mục đích rèn luyện tư duy như: Tư duy logic, tư duy phản biện...Những tư duy này được trau dồi bởi môn toán học và được áp dụng trong mọi mặt của cuộc sống.
Có nên cho trẻ tham gia học thêm?
Theo một số khảo sát, phần đông cha mẹ cho con mình tham gia các lớp học thêm tiền tiểu học. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, việc học thêm của trẻ là chưa thực sự cần thiết. Trẻ trong giai đoạn từ 4-6 tuổi nên được khuyến khích phát triển các kĩ năng mềm. Không nên quá chú trọng vào việc cố gắng học thêm các bộ môn khoa học. Việc ép trẻ học thêm sớm có thể gây phản ứng ngược, khiến trẻ chán nản và mất hứng thú động lực trong học tập.
Có nên gây áp lực học tập cho con ngay từ lớp 1?
Nhiều ba mẹ coi hiện tượng này là bình thường, mọi người cho rằng cần để trẻ thích nghi và bắt đầu bước vào đà học tập ngay từ lớp 1. Tuy nhiên điều này là không nên. Trẻ phải được tự do quyết định quá trình học tập của chính mình. Ba mẹ chỉ có vai trò định hướng và giáo dục. Nếu gây áp lực cho trẻ dễ khiến các bé gặp vấn đề về sức khoẻ tâm lý.
Trẻ lớp 1 học toán được dạy những gì?
Ở mức độ toán của trẻ lớp 1, kiến thức được dạy chủ yếu là để trẻ bắt đầu làm quen với những con số. Đầu tiên, trẻ sẽ được dạy về ý nghĩa của những chữ số, Về ý nghĩa của những con số, trẻ sẽ được học về lịch sử các chữ số được tạo ra, ứng dụng của nó trong hiện tại và bước đầu tiếp cận các phép tính cộng trừ ,,vv,,,
Tiếp theo, trẻ sẽ được tìm hiểu về cách đếm số. Trẻ được thực hành các phép toán từ đơn giản đến phứcc tạp, Thậm chí, ở lớp 1, trẻ sẽ được tiếp cận những mẹo toán. Đây là những cách tính nhanh để rèn trẻ sự nhạy bén, tư duy
Các phương pháp dạy cho trẻ cần được thử nghiệm và thay đổi nếu không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, ba mẹ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ tùy theo sở thích của trẻ. Như que tính, bao diêm, viên bi,… để kích thích tinh thần thoải mái học tập của trẻ.
Các cách dạy trẻ học toán dễ tiếp thu
Tạo hứng thú cho trẻ
Với bất kì môn học nào, bạn muốn học tốt thì cần có hứng thú với nó. Trẻ em cũng vậy, việc đầu tiên cha mẹ cần làm cho con đó là khơi dậy được tình yêu với các con số, phép tính cho trẻ. Những con số, phéo tính sẽ được bé tiếp thu nhanh hơn nếu cha mẹ biết cách biến chúng thành ý nghĩa. Khi dẫn con đi chơi hoặc đi siêu thị, bạn có thể hỏi bé những câu hỏi liên quan đến toán học để bé rèn được khả năng tư duy nhanh
Luôn tôn trọng và làm bạn với con
Đối với các bậc phụ huynh việc tôn trọng và làm bạn với con là điều khá khó. Vì trong những suy nghĩ từ xưa tới nay, người Việt thường cho rằng cha mẹ sinh con và con cái phải có trách nhiệm nghĩa vụ nghe lời. Việc cãi lại là một hành động sai trái đáng lên án. Từ đó, xảy ra hiện tượng phổ biến rằng cha mẹ sẽ quyết định thay con tất cả mọi việc. Đây là một vấn đề cần phải giải quyết triệt để. Việc không tôn trọng con ngay từ nhỏ sẽ khiến trẻ cảm thấy bị tổn thương, thay đổi tính nết và trở nên nhu nhược.
Hãy để trẻ phát triển quan điểm, ý kiến riêng. Có thể, những chính kiến đó chưa chắc đã chính xác hoàn toàn nhưng việc tôn trọng trẻ sẽ khuyến khích con phát triển.
Đặt mình vào vị trí của con cái, chia sẻ với con như một người bạn. Ba mẹ nên giúp con giải quyết vấn đề theo hướng tích cực, tránh để con tự ti. Trong quá trình nói chuyện, chia sẻ cùng con. Ba mẹ và con cái có thể bồi đắp tình cảm, ngày càng thân thiết. Việc dành nhiều thời gian cho con sẽ tạo nên những kỷ niệm đẹp. Còn giúp trẻ tự tin và biết cách yêu thương nhiều hơn.
Học toán thông qua các trò chơi
Trẻ em thường được thích vừa học vừa chơi bởi khi đầu óc trẻ không chịu quá nhiều áp lực, bé sẽ tiếp thu và ghi nhớ nhanh hơn. Thông qua các trò chơi được thiết kế sinh động, gần gũi, tạo cho bé tinh thần thoải mái vừa giúp trẻ có thể trau dồi vốn kiến thức, khả năng tư duy đề toán. Vậy nên, cha mẹ nên chọn cách dạy con học toán thông qua các trò chơi để đạt nhiều hiệu quả hơn.
Ví dụ, khi bạn đi chợ về, bạn đưa cho bé túi cam và nói: Con thử đếm cho mẹ trong túi có bao nhiêu quả cam? Với những bé lớn hơn, bạn có thể hỏi các câu hỏi liên quan đến cộng trừ, nhân chia như: Nếu mẹ thêm 2 quả cam nữa thì trong túi có tổng cộng bao nhiêu quả nhỉ?... Thông qua các trò chơi toán học, cha mẹ đã giúp con rèn luyện kĩ năng tính toán và ghi nhớ nhanh hơn.
Cố gắng cùng con học mỗi ngày
Khả năng học toán của bé sẽ được cải thiện và tốt hơn nếu bạn thường xuyên theo dõi và đồng hành cùng con, Nói như vậy không có nghĩa là bạn làm thay con các phép tính hay bài tập. Việc của bạn là hãy cố gắng sắp xếp thời gian bận rộn của bản thân, chú ý và quan sát con học. Bên cạnh đó, việc cha mẹ học cùng con còn giúp thắt chặt tình cảm gia đình và xây dựng mối quan hệ gần gũi giữa con cái và phụ huynh
Trẻ rất dễ bị xao nhãng và lười học nếu không được cha mẹ thường xuyên kiểm tra và rèn rũa. Bạn có thể ngồi cạnh học cùng con hoặc sẻ chia những kinh nghiệm, phương pháp làm toán để bé có định hướng cũng như tìm ra cách giải các bài toán tốt nhất.
Luôn hướng dẫn trẻ ghi nhớ thông qua các giờ luyện tập
Luôn hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ thông qua các giờ luyện tập cũng là một bí kíp thú vị và bổ ích mà Toplist muốn chia sẻ cùng bạn. Trẻ em thường hiếu động, nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên. Vậy nên, cha mẹ cần biết cách "khắc sâu" những kiến thức cho con bằng việc thường xuyên thực hành.
Với môn toán, bạn hãy nhắc nhở trẻ sau khi làm theo bài mẫu cần thực hành làm đi làm lại nhiều bài tương tự để tạo kĩ năng ghi nhớ các công thức. Cha mẹ nên giải thích cho bé hiểu việc thường xuyên luyện tập sẽ giúp kĩ năng học toán của con tốt hơn và khi đã trở thành thói quen tự học, kết quả học tập của con sẽ cao hơn.
Khuyến khích trẻ thử sức với bài tập từ dễ đến khó
Bắt đầu với những từ đơn giản nhất sẽ tăng sự hứng thú của bé khi tiếp xúc với môn học mới này. Việc thử sức từ những điều đơn giản là cần thiết trong mỗi giai đoạn, hãy trau dồi kiến thức chủ động nhưng đừng quá dồn ép, vì như thế con bạn sẽ áp lực thay vì hăng say học tập đấy.
"Văn ôn võ luyện" - để có được kết quả học toán như mong đợi, trẻ cần giải quyết được tất cả các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Để làm được như vậy, cha mẹ cần hướng dẫn con qua từng ngày. Bạn hãy bắt đầu từ những bài toán đơn giản với các công thức dễ. Sau khi con đã thành thạo các kiến thức cơ bản, cha mẹ mới nâng dần mức độ khó của bài tập để rèn cho bé khả năng tư duy và vận dụng các kiến thức một cách linh hoạt.
Luôn động viên con kịp thời
Học hành là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Học toán cũng vậy, trẻ cần có niềm đam mê và sự rèn rũa qua từng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình học tập, trẻ có thể gặp phải những khó khăn, thất bại. Phụ huynh hãy nhớ rằng đừng cố thúc ép con trẻ học toán, giải được bài tập nhanh hơn khi chúng vẫn còn chút lo lắng, bồn chồn hay phạt trẻ khi chúng sợ hãi. Việc làm này có thể khiến bé cảm thấy chán ghét và không muốn cố gắng nữa.
Làm cha mẹ, bạn nên biết cách động viên, an ủi con kịp thời. Hãy học cách lắng nghe và nắm bắt tâm trạng của con để đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất. Ví dụ, khi con liên tục làm sai các bài tập, con có tư tưởng chán nản và thấy môn toán thật nhức đầu, cha mẹ nên phân tích và tìm lại hứng thú học tập cho con.
Dạy con tính nhẩm thay vì sử dụng máy tính
Với những trẻ đang học tính, việc lạm dụng máy tính để thực hiện các phép tính là vô cùng có hại. Bởi nó khiến con bạn trở nên lười biếng và khả năng tư duy chậm hơn. Vậy nên, cha mẹ hãy khuyến khích con tính nhẩm. Bạn hãy dạy bé cách tính nhẩm nhanh và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra con để bé không "quên bài". Khi đã thành thục tính nhẩm, trẻ có xu hướng thích phụ giúp cha mẹ tính nhẩm các con số trong các tình huống thường gặp hàng ngày hơn. Cha mẹ cũng cần lưu ý là việc học của trẻ phải được diễn ra hàng ngày để kiến thức luôn được đảo đi đảo lại. Tránh tình trạng phải học dồn vì như vậy sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng, khả năng học tập cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Phân bổ thời gian hợp lý
Dù học Toán hay học gì đi chăng nữa thì bạn cũng không nên học dồn, với cấc bé nhỏ, phụ huynh và giá viên cũng nên nắm rõ yếu tố này. Bí quyết học giỏi toán đó là phân bổ thời gian học tập hợp lý, tránh sự dồn ép vì như thế sẽ khiến các bé quá tải, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Ngoài ra, trong Toán học và nhiều môn học khác, các kiến thức có sự liên quan với nhau, phải nắm vững cái trước thì mới có thể học tốt cái sau, như vậy mới nhanh tiến bộ được.
Hãy sắp xếp kế hoạch 30 - 60 phút mỗi ngày để bé học tập môn Toán.Sau mỗi buổi học, hãy tạo động lực cho bé bằng cách tự thưởng một cái gì đó sau khi giải được một bài toán khó, sẽ giúp cân bằng não bộ, giảm áp lực và tăng hiệu quả học lâu dài.
Giả vờ quên
Đôi khi để thử lòng bé, các bố các mẹ hãy thử giả vờ quên và hỏi rằng: “Cách giải bài toàn này là gì nhỉ?” Các bé luôn muốn thể hiện bản thân với bố mẹ và mọi người xung quanh rằng mình có thể biết hết tất cả mọi điều nên chắc chắn sẽ cố hết sức nhớ lại và thể hiện cho bố mẹ thấy, để được bố mẹ khen và cảm thấy tự hào.
Để tăng tính hiệu quả, bạn cần kết hợp giả vờ quên cộng với sự khen ngợi. Bởi lẽ, trẻ nhỏ luôn mong đợi lời khen ngợi từ cha mẹ. Cần để trẻ cảm thấy rằng chúng đang tiến bộ và người xung quanh đã nhận ra sự nỗ lực của chúng. Sự hỗ trợ tích cực, khuyến khích và khen ngợi từ cả mẹ và cha, cũng như đại gia đình sẽ giúp xây dựng sự tự tin và tạo động lực cho trẻ.
"Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" Với trẻ em việc học toán thành công đòi hỏi sự kiên trì và chăm chỉ thực hành, rèn luyện qua mỗi ngày. Bạn hoàn toàn có thể biến những con số, phép tính khô khan thành những kiến thức dễ tiếp thu khi biết dạy con đúng cách nhất.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.